Xử lý số liệu trong nghiên cứu khoa học là vướng mắc không phải nhỏ cho các bạn sinh viên. Bản thân việc nghiên cứu khoa học cũng là một vấn đề không hề dễ dàng. Xử lý số liệu trong nghiên cứu khoa học thì càng nhiều khó khăn hơn. Sinh viên không chỉ cần có năng khiếu và kiến thức nền tảng tốt về toán học. Mà bạn còn phải hiểu các phương pháp nghiên cứu xử lý số liệu ra sao trong các đề tài khoa học. Chúng ta cùng tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này dưới đây.
Các công việc bạn cần làm xử lý số liệu trong nghiên cứu khoa học
Một số loại công việc bạn cần làm để xử lý số liệu nghiên cứu khoa học
Nói đến các công việc liên quan đến xử lý số liệu thì nghe rất nhẹ nhàng và không có gì phải sợ hãi. Các công việc cơ bản trong xử lý số liệu bạn cần làm từ khâu nhập liệu, mã hóa, làm sạch cho đến phân tích số liệu để cho ra kết quả cuối cùng cần có phục vụ cho đề tài nghiên cứu.
- Nhập liệu và hiệu chỉnh số liệu
- Mã hóa số liệu, lựa chọn và đặt lệnh xử lý số liệu
- Làm sạch số liệu thô
- Phân tích số liệu
Những công việc bạn cần làm để xử lý số liệu nghiên cứu khoa học
Trong các khâu này, phân tích số liệu là khâu quan trọng nhất và cũng là khâu sẽ khiến bạn gặp phải nhiều khó khăn, lúng túng nhất khi xử lý số liệu. Có rất nhiều các phương án phân tích số liệu khác nhau, đặc biệt là khi lượng mẫu bạn sử dụng càng lớn và các biến bạn muốn nghiên cứu càng nhiều.
Các nguyên tắc trong xử lý số liệu nghiên cứu khoa học
Có 5 nguyên tắc mà bạn có thể cần nhớ để áp dụng trong xử lý số liệu nghiên cứu khoa học
- Xác định bản chất nghiên cứu của số liệu là định tính hay định lượng
- Tổ chức phân bổ mẫu nghiên cứu ra sao cho phù hợp
- Xác định tính chất của các biến tham gia nghiên cứu: biến độc lập hay biến phụ thuộc
- Phạm vi ảnh hưởng của nghiên cứu số liệu
- Mục tiêu đo lường số liệu là để làm gì
Các phương pháp xử lý số liệu nghiên cứu khoa học bạn cần nắm
Mô tả các biến số
Có sự khác biệt nhất định trong việc bạn mô tả các biến số giữa nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Mô tả biến số trong nghiên cứu định tính bao gồm: ước lượng điểm, ước lượng khoảng, Trong khi các giá trị bạn cần cho mô tả biến số trong nghiên cứu định lượng bao gồm: giá trị trung bình, trung vị, độ lệch chuẩn, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất.
Các phương pháp xử lý số liệu nghiên cứu khoa học
Phân tích sự khác biệt giữa các chỉ số
Việc phân tích, so sánh sự khác biệt giữa các chỉ số sẽ giúp bạn có được các đánh giá tốt hơn về lượng giữa chúng. Giúp bạn nhận thức được các thuộc tính, đặc điểm của các sự vật, hiện tượng bạn đang muốn nghiên cứu. Nó bao gồm: So sánh từ hai hoặc nhiều hơn các giá trị và So sánh giữa các giá trị trung bình.
Phân tích mối liên quan giữa các biến số
Phân tích mối liên quan giữa các biến số vừa là một phương pháp xử lý số liệu nghiên cứu khoa học chuyên sâu, vừa là cách giúp bạn đánh giá lại sự lựa chọn của các biến số ban đầu một cách hiệu quả.
Tương quan giữa hai biến số định tính bao gồm:
- Tỷ số chênh hiện mắc POR- Prevalence Odd Ratio
- Tỷ số chênh OR
- Nguy cơ tương đối RR- Relative Risk
Tương quan giữa hai biến số định lượng bao gồm
- Hệ số tương quan r
- Phương trình hồi quy tuyến tính: Y= a+bX
- Tương quan hồi tuyến tính bội
Nâng cao kỹ năng xử lý số liệu trong nghiên cứu khoa học
Hệ thống hóa toàn bộ kiến thức toán học từ cơ sở đến nâng cao
Về mặt cơ bản, kỹ năng xử lý số liệu phải đi đôi với năng lực và kiến thức toán học của bạn. Đương nhiên, bạn cũng cần phải hiểu được các khái niệm cơ bản trong toán học. Các phương trình, công thức toán học nổi tiếng và cách các nhà khoa học ứng dụng toán học và đời sống và vào từng lĩnh vực cụ thể của đời sống như thế nào.
Nâng cao kỹ năng xử lý số liệu trong nghiên cứu khoa học
Một mặt, điều này không chỉ giúp bạn có thể nâng cao được các kỹ năng xử lý số liệu. Mặt khác, nó có thể giúp bồi dưỡng đam mê của bạn với ngành học được xem là khá khô khan.
Nắm chắc cơ sở lý luận và ứng dụng của các môn học liên quan đến toán ở hệ cử nhân
Toán học ở hệ cử nhân là môn học sử dụng hệ thống lý thuyết toán học hoàn toàn khác so với những gì bạn biết về toán học ở các cấp thấp hơn. Lý thuyết toán học cũng phức tạp và sâu xa hơn với nhiều công thức rối rắm và phức tạp. Mặc dù, được xem là môn học toán học nền tảng cho các ứng dụng nghiên cứu số liệu. Các môn học toán cơ bản ở hệ cử nhân bao gồm: Xác suất, giải tích, đại số tuyến tính, phương trình vi phân, phương trình đạo hàm, trên thực tế vẫn gây ra áp lực ám ảnh cho nhiều sinh viên.
Tìm hiểu thêm về các môn học lý thuyết toán chuyên sâu, và các môn toán học ứng dụng
Các môn học lý thuyết và ứng dụng chuyên sâu về toán được áp dụng dành riêng cho các bạn chuyên ngành về toán học. Các môn học bao gồm như: Toán học đại số, Hình học đại số, Lý thuyết số, Phương trình tích phân, lý thuyết ổn định của phương trình vi phân. Với các bạn sinh viên chuyên ngành khác, thì việc tìm hiểu các môn học chuyên sâu như vậy là không bắt buộc. Nhưng nếu bạn yêu thích tìm hiểu và muốn hiểu sâu sắc hơn về xử lý số liệu, bạn có thể tự tìm tòi và nghiên cứu thêm.
Thường xuyên thực hành các đề tài nghiên cứu có liên quan đến số liệu
Một công việc quan trọng không thể thiếu để giúp bạn nâng cao kỹ năng xử lý số liệu trong nghiên cứu khoa học là phải thường xuyên thực hành với các đề tài nghiên cứu. Thực hành nhiều sẽ giúp bạn nâng cao được nhận thức và giúp bạn biết được rằng mình cần xử lý số liệu mình cần như thế nào.
Trên đây là một số hướng dẫn cơ bản để bạn có thể nâng cao hơn được các kỹ năng xử lý số liệu trong nghiên cứu khoa học của mình. Khách hàng là các cá nhân, doanh nghiệp nếu cần dịch vụ xử lý số liệu hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Nếu quý khách cần thêm thông tin về dịch vụ hãy liên hệ qua hotline: 0906742584. Hoặc gửi thông tin của bạn qua địa chỉ facebook của chúng tôi: Facebook.Nhận-Việc để chúng tôi có thể nhanh chóng hỗ trợ và phản hồi kịp thời cho bạn.