Hướng dẫn viết báo cáo thực tập chuẩn chỉ cho mọi ngành học

Viết báo cáo thực tập là một trong những công việc quan trọng nhất trong toàn khóa học. Do đó, dù theo học bất kỳ ngành nào, bạn cũng cần nắm được cách viết báo cáo thực tập để có thể đạt điểm cao trong suốt quá trình học.

Viết báo cáo thực tập là một trong những công việc quan trọng nhất trong toàn khóa học. Do đó, dù theo học bất kỳ ngành nào, bạn cũng cần nắm được cách viết báo cáo thực tập để có thể đạt điểm cao trong suốt quá trình học. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nhiều sinh viên hiện nay chưa nắm được cách viết báo cáo thực tập nên chưa đạt được kết quả như mong muốn. Do đó, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn dễ dàng đạt được điểm số cao cũng như thực hiện các loại văn bản, báo cáo khác hiệu quả hơn.

1- Viết báo cáo thực tập cần nắm chắc từng ngành học

Báo cáo thực tập là văn bản báo cáo quá trình, thành tích của bạn trong quá trình thực tập. Trong báo cáo này, nội dung nổi bật nhất chính là quá trình thực tập của bạn bao gồm những nhiệm vụ gì, có kết quả ra sao cũng như nhận được phản hồi như thế nào. Cùng với đó, báo cáo thực tập cũng thể hiện được mối liên kết giữa ngành học của bạn và công việc hiện tại. Nói cách khác, báo cáo thực tập chính là bức tranh toàn cảnh về 3 tháng thực tập của bạn, phản ánh cách bạn ứng dụng kiến thức của mình vào thực tế. 

Viết báo cáo thực tập cho từng ngành học

Tùy theo từng ngành học, bạn sẽ có những công việc thực tế riêng để có thể chứng minh được khả năng làm việc của mình. Do đó, bạn cần lưu ý những điều này để liệt kê chi tiết nhất cho thể vào báo cáo. Ngoài ra, các báo cáo thực tập có thể được lưu giữ trong thư viện trường, giúp bạn dễ dàng tham khảo và tìm được cách xử lý cho riêng mình.

Cuối cùng, báo cáo thực tập cần tuân thủ tiêu chuẩn văn bản chung. Vì vậy, bạn cần chú ý các quy tắc về font chữ, cỡ chữ, hình ảnh, nguồn tham khảo, sao cho đẹp mắt và đúng quy chuẩn. Đặc biệt, đừng bao giờ cố sử dụng các font chữ khác lạ vì nó sẽ gây tác dụng phụ cho báo cáo của bạn!

2- Báo cáo thực tập cần nắm rõ công việc, nhiệm vụ của mình

Khi đi thực tập, bạn trở thành một nhân viên chính thức với những công việc cụ thể, do đó, bạn cần phản ánh tất cả những điều này trong báo cáo thực tập. Trong bối cảnh các việc làm ngày càng nở rộ, bạn rất dễ dàng tìm được một công việc thực tập cho mình. Mỗi công việc sẽ có một bản Mô tả công việc (Job Description) riêng nên bạn có thể lấy đây làm cơ sở để phân tích vào báo cáo thực tập. Nếu Mô tả công việc quá sơ sài, hãy yêu cầu quản lý của bạn giúp bạn bổ sung công việc hoặc cố gắng chắt lọc công việc để liệt kê.

cách viết báo cáo thực tập

Bạn cần nắm rõ về nhiệm vụ làm việc khi đi thực tập

Bên cạnh đó, bạn sẽ không tránh khỏi bị giao những công việc ngoài lề. Nếu những công việc này liên quan hoặc hỗ trợ cho ngành học, bạn cũng nên liệt kê vào báo cáo. Cách này vừa giúp bạn khẳng định mình là một người linh hoạt, vừa cho các thầy cô thấy bạn không ngại việc, sẵn sàng làm những việc ngoài chuyên môn.

Ngoài ra, nếu bạn làm một công việc khác với chuyên môn thì cũng đừng tự ti nhé. Hãy phân tích chi tiết công việc sao cho thầy cô thấy được khả năng thích ứng của bạn. Lưu ý, hãy ghi thêm các thành tích để ghi điểm trong mắt thầy cô nhé

3- Đừng bao giờ “nổ” trong báo cáo thực tập

Mặc dù các công việc có tên gọi khác nhau nhưng tùy mỗi doanh nghiệp, nhiệm vụ lại có sự khác biệt. Ví dụ, cùng đi làm phiên dịch nhưng bạn của bạn thường dịch tại các cuộc họp nội bộ, còn bạn được tham gia các hội thảo quốc tế. Như vậy, về quy mô, tầm cỡ đã rất khác nhau. Nếu bạn chỉ ra được sự khác biệt này, chắc chắn bạn sẽ nhận được đánh giá rất cao từ thầy cô. Ngoài ra, bạn nên chỉ ra quy trình làm việc, chứng tỏ bạn đã dần trở nên chuyên nghiệp, tăng sức cạnh tranh trong thị trường lao động.

Viết báo cáo thực tập là một trong những công việc quan trọng nhất trong toàn khóa học. Do đó, dù theo học bất kỳ ngành nào, bạn cũng cần nắm được cách viết báo cáo thực tập để có thể đạt điểm cao trong suốt quá trình học.

Hãy trung thực với khối lượng công việc bạn được giao

Cùng với đó, bạn nên lưu ý bổ sung những quy định, quy tắc của công ty ảnh hưởng đến công việc của bạn. Mặc dù không quá nhiều nhưng biết đâu nhờ đó, bạn sẽ được đánh giá cao hơn thì sao.

Nhiều bạn sinh viên có xu hướng “nổ” về công việc của mình, cho rằng thầy cô ở trong trường sẽ khó kiểm tra. Tuy nhiên, vì là “nổ” nên bạn sẽ mắc sai lầm trong việc mô tả bản chất công việc. Do đó, thầy cô sẽ nhận ra và cho bạn số điểm không như mong muốn. Vì vậy, để đạt kết quả tốt nhất, đừng bao giờ nói sai về những gì bạn làm.

Cuối cùng, bạn nên chăm chút cho lời mở đầu trong báo cáo của mình nhé, chắc chắn bạn sẽ nhận được rất nhiều đánh giá tốt từ thầy cô của mình đấy.

Trên đây là một số cách viết báo cáo thực tập cho mọi ngành học. Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp bạn viết báo cáo dễ dàng hơn. Để đọc thêm các bài viết liên quan đến báo cáo thực tập, vui lòng truy cập Nhanviec.com để biết thêm chi tiết.

Leave a Comment

Call Now Button