Xử lý số liệu là một trong những công việc mà các nhà khoa học, sinh viên phải làm thường xuyên. Xử lý số liệu càng chuẩn thì kết quả nghiên cứu, phân tích sẽ càng có giá trị. Do đó, phần số liệu cũng là phần quan trọng nhất, quyết định đến thành công của công trình nghiên cứu. Tuy nhiên, có một thực tế rằng không phải sinh viên nào cũng nắm được các bước xử lý số liệu, đặc biệt là với những công trình đòi hỏi điều tra, khảo sát số lượng đối tượng lớn. Do đó, nhiều công trình nghiên cứu mất đi giá trị cho công tác này chưa được quan tâm.
Hiểu rằng việc xử lý số liệu là nhiệm vụ quan trọng, ảnh hưởng lớn đến chất lượng của công tác nghiên cứu khoa học, đội ngũ Nhanviec.com xin cung cấp một số mẹo xử lý số liệu chính xác để các bạn cùng tham khảo.
1- Xử lý số liệu là bước quan trọng trong nghiên cứu khoa học
Đối với bất kỳ nghiên cứu khoa học nào, bên cạnh những phân tích, luận điểm, số liệu chính là cốt lõi, cơ sở để thể hiện được các luận điểm đó. Nhờ có số liệu, kết luận khoa học cũng sẽ chính xác và có tính thuyết phục hơn. Dù là ngành học nào, từ xã hội đến kỹ thuật, nghiên cứu khoa học đều phải dựa trên số liệu thay vì những nhận xét định tính. Vì vậy, kỹ năng quan trọng nhất của một nhà nghiên cứu chính là xử lý số liệu. Sau đó mới đến kỹ năng phân tích, tổng hợp để đưa ra kết luận.
Vì sao xử lý số liệu quan trọng?
Nếu không xử lý số liệu tốt, nghiên cứu khoa học sẽ rất dễ thất bại vì không giải quyết được vấn đề đặt ra. Ví dụ, một công trình nghiên cứu về nhu cầu đọc báo điện tử của người dân sẽ cần có các số liệu về số lượng báo, số lượng người dùng Internet, số lượng người từ bỏ thói quen đọc báo giấy,…Từ những dữ kiện này, nhà nghiên cứu có thể phân tích để cho ra kết quả chính xác và thực tế nhất.
Hiện nay, công tác nghiên cứu khoa học trong sinh viên đang được đẩy mạnh, vì vậy, đây hoàn toàn là cơ hội để các bạn sinh viên được trau dồi kỹ năng xử lý số liệu. Cùng với đó, mỗi bạn sinh viên đều có thể có cơ hội trở thành một nhà nghiên cứu khoa học và sở hữu kỹ năng xử lý số liệu chuyên nghiệp.
2- Số liệu cần phải dựa trên yêu cầu của đề bài
Các bước xử lý số liệu nhanh và chính xác nhất
Dưới đây là một số bước xử lý số liệu nhanh và chính xác nhất mà các nhà khoa học kinh nghiệm chỉ ra. Bạn có thể áp dụng cho báo cáo khoa học của mình nhé.
Xác định thông tin cần lấy số liệu
Đây là bước đầu tiên mà mỗi nhà nghiên cứu cần phải thực hiện trước khi tiến hành thu thập số liệu. Những thông tin cần lấy sẽ phải dựa vào đề bài của công trình, bao quát được vấn đề cần triển khai. Để xác định được những vấn đề này, nhà nghiên cứu cần phải hiểu về công trình, hiểu về vấn đề mình đang làm rõ. Vì vậy, nhà nghiên cứu cần trao đổi với các thành viên trong nhóm nghiên cứu, như vậy mới có thể dễ dàng xác định được vấn đề.
Xác định thông tin cần lấy số liệu
Tuy nhiên, nếu trong trường hợp vấn đề quá rộng và khó thu thập số liệu, nhà nghiên cứu có thể thu hẹp phạm vi nghiên cứu hoặc tìm hướng tiếp cận khác. Có như vậy mới có thể xác định được thông tin cần lấy. Nếu bạn gặp khó khăn trong trong việc này, hãy hỏi ý kiến thầy cô, bạn bè hoặc những người có kinh nghiệm. Yên tâm rằng có rất nhiều người gặp phải vấn đề này nên bạn không hề cô đơn đâu nhé!
Xây dựng phiếu khảo sát, điều tra
Phiếu khảo sát, điều tra là một trong những công cụ giúp nhà nghiên cứu thu thập dữ liệu vô cùng thuận tiện. Bạn có thể xây dựng phiếu trên nền tảng Google và gửi link đến cho các đối tượng cần điều tra. Google sẽ tự động ghi lại và thống kê các câu trả lời. Nhờ đó, bạn sẽ tiết kiệm được thời gian đếm và kiểm tra số lượng người tham gia.
Hiện nay, nền tảng Google rất được ưa chuộng trong việc thu thập thông tin khảo sát. Chỉ cần xây dựng trên nền tảng này, bạn có thể tạo các câu hỏi trắc nghiệm, đoạn văn,…rất đơn giản. Đặc biệt, Google có tính năng “bắt buộc” ở các câu trả lời, khiến người trả lời không thể bỏ trống. Cùng với đó, sau khi nộp câu trả lời, Google sẽ báo lại cho bạn để bạn nắm được tiến độ. Cuối cùng, công cụ này miễn phí nên bạn có thể làm bao nhiêu phiếu khảo sát cũng không hề tốn phí nhé!
3- Google là nền tảng giúp kiểm tra dữ liệu hiệu quả
Cuối cùng, sau khi nhận được các thông tin, bạn cần kiểm tra các thông tin để xem tính trùng khớp, các thông tin có bị mâu thuẫn với nhau không hoặc thiếu thông tin không. Trong bước này, bạn nên làm với các đồng nghiệp để tránh xảy ra sai sót. Tốt nhất, bạn nên mời một nhà khoa học kinh nghiệm để hỗ trợ bạn thay vì làm một mình nếu chưa quen.
Kiểm tra các dữ liệu
Ngoài ra, hiện nay các phần mềm kiểm tra dữ liệu thông tin cũng rất phổ biến. Nếu có điều kiện, hãy thử mua một phần mềm để đánh giá mức độ chính xác. Nếu bạn sử dụng phần mềm thành thạo thì có thể tiết kiệm được tương đối thời gian, chi phí.
Trên đây là một số kinh nghiệm về xử lý số liệu cho các nhà khoa học trẻ, đừng quên truy cập Nhanviec.com để đọc thêm nhiều bài viết thú vị nữa nhé!