Vận hành doanh nghiệp hiệu quả sau đại dịch covid 19 – Những số liệu “Biết nói”

Đại dịch COVID 19 bùng nổ không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống, sức khỏe của con người. Mà nó còn tạo nên một “cơn lũ quét” khiến nhiều hoạt động kinh doanh, sản xuất bị trì trệ, gián đoạn và thiệt hại lớn. Vậy các doanh nghiệp sau đại dịch cần làm gì để vận hành trở lại? Dưới đây là những con số “biết nói” mà chúng ta cần quan tâm.

“Sức tàn phá” của “cơn lũ quét” COVID 19 đối với doanh nghiệp

Theo khảo sát đánh giá tác động của dịch COVID 19 đối với doanh nghiệp được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp với Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam đã chỉ ra rằng: Trên 87% số doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch. Việc giãn cách xã hội và bệnh dịch bùng nổ đã khiến cho quá trình tiếp cận khách hàng, quản lý dòng tiền, tối ưu chi phí, sử dụng lao động của các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. 

Theo Hiệp hội Doanh nghiệp TP Hồ Chí Minh, thì có tới hàng trăm doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động hoặc đóng cửa. Hay đa số các đơn vị này đều giảm từ 50% – 90% doanh thu so với thời điểm trước dịch. Kéo theo đó các mô hình, chuỗi kinh doanh từ đi cắt giảm chi phí, tới thu hẹp thị phần, thậm chí trả mặt bằng hoặc phá sản. Những con số này đã giúp khẳng định được “sức tàn phá” của cơn lũ quét COVID 19 đối với các doanh nghiệp hiện nay khủng khiếp như thế nào.

“Cơn lũ quét” COVID 19 “nhấn chìm” nhiều doanh nghiệp SMEs vừa và nhỏ

Nếu các doanh nghiệp có quy mô lớn có tính hội nhập sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu nay bị bế quan tỏa cảng gây ra nhiều khó khăn. Thì đối với các đơn vị kinh doanh vừa và nhỏ SMEs, dịch COVID chính là một cơn lũ quét nhấn chìm mọi thứ. Thậm chí ở đợt dịch bùng nổ lần thứ 4, dự báo số lượng doanh nghiệp SMEs ngừng sản xuất và phá sản sẽ còn tăng cao hơn.

Các đơn vị kinh doanh quy mô vừa và nhỏ này vốn đã khó khăn nay còn khó khăn hơn khi dịch bệnh hoành hành. Theo đó, các chuỗi cung ứng đứt đoạn, không thể tiếp cận khách hàng, doanh thu không có, thậm chí các chi phí còn gia tăng và không còn nhân sự làm việc. Chính những trở ngại này đã khiến cho 60% các doanh nghiệp SMEs phải ngừng hoạt động sau đại dịch COVID 19.

Tìm cơ hội trong thách thức

Có thể thấy, dịch COVID-19 đã tạo nên những “con sóng” lớn, những thách thức dành cho các doanh nghiệp. Đặc biệt là các doanh nghiệp vừa, nhỏ. Tuy nhiên, đây cũng chính là thời điểm mở ra nhiều cơ hội để các đơn vị này tìm ra các hình thức hoạt động mới, ý tưởng, dự án, hướng đi mới phù hợp và thích nghi với thị trường.

Nhiều chuyên gia cho rằng các doanh nghiệp SMEs cần lưu ý vào tối ưu chi phí, sử dụng đội ngũ nhân viên và nắm bắt các giải pháp công nghệ, tập trung vào chuyển đổi số. Theo đó, để hạn chế tối đa chi phí và duy trì bộ máy vận hành ổn định thì các doanh nghiệp có thể cắt, giảm, hoặc linh hoạt chi phí hơn thông qua phương án thuê nhân sự ngoài, hay còn gọi là hình thức Remote – Làm việc từ xa.

Với cách thức sử dụng nhân sự này, các đơn vị kinh doanh vừa giảm được các chi phí văn phòng cố định như: phí thuê mặt bằng, phí điện nước, in ấn,.. vừa tiết kiệm được nguồn chi lương so với khi sử dụng nhân sự cố định. Đồng thời, phương án này cũng vẫn đảm bảo năng suất công việc, thu hút và giữ chân được nhiều “nguồn chất xám” cho doanh nghiệp. Đây chính là cách “backup” hoàn hảo dành cho các doanh nghiệp nói chung và đơn vị SMEs nói riêng.

Nhanviec.com là địa chỉ cung cấp giải pháp tiết kiệm, tối ưu chi phí tốt nhất cho doanh nghiệp sau đại dịch COVID 19. Chúng tôi mang tới bạn đội ngũ nhân sự online giỏi, chuyên môn cao đến từ khắp mọi nơi. Doanh nghiệp của bạn có thể tiếp cận và sử dụng ngay người lao động phụ trách các công việc: Content, Design, Editor, Account executive, SEO, Ads Digital,… Hay các lĩnh vực khác đa dạng như: Kế toán tài chính,  IT và lập trình, viết lách và dịch thuật, tiếp thị/truyền thông/media, đào tạo và  khóa học, kiến trúc và xây dựng,..

Như vậy, để vận hành doanh nghiệp sau đại dịch COVID 19 các đơn vị cần có “chìa khóa” tối ưu chi phí và sử dụng lao động khoa học nhất. Hãy là những ‘con thuyền” nhỏ nhưng có võ sẵn sàng đón bắt cơ hội và thích nghi với bão tố để ngày càng phát triển.

Leave a Comment

Call Now Button