Các quy định về nợ quá hạn ở các ngân hàng Việt Nam

Các quy định về nợ quá hạn ở các ngân hàng Việt Nam

Khi vay vốn tại ngân hàng, một vấn đề được người đi vay quan tâm không kém đó chính là nợ quá hạn. Mặc dù không ai mong muốn vướng phải thế nhưng người vay cũng cần tìm hiểu kỹ về quy định nợ quá hạn để có hướng xử lý tốt nhất. Trong bài viết này, những thông tin về quy định nợ quá hạn ở các ngân hàng Việt Nam sẽ được cung cấp đến bạn đọc.

Nợ quá hạn là gì?

Nợ quá hạn là khoản nợ mà cá nhân hoặc tổ chức đi vay đến ngày trợ nợ theo như trong hợp đồng nhưng lại không thể trả cả gốc và lãi. Người đi vay khi bị xếp vào nhóm nợ xấu và gặp nhiều khó khăn khi muốn vay ở nơi khác.

Các quy định về nợ quá hạn ở các ngân hàng Việt Nam
Nợ quá hạn là trường hợp người đi vay không trả nợ đúng hạn cả gốc và lãi

Các tổ chức tín dụng thường sẽ linh động thời gian trả nợ trễ cho người vay từ 1-3 ngày. Nếu vượt qua khoảng thời gian đó, khách hàng vẫn chưa thanh toán thì sẽ phát sinh nợ quá hạn.

>> Các loại phí khi đáo hạn ngân hàng hiện nay

Phân loại nợ quá hạn

Dựa theo biện pháp đảm bảo

Nợ quá hạn được chia thành 2 loại khác nhau, đó là:

Nợ quá hạn có tài sản đảm bảo: Tài sản ở đây dùng để vay vốn ngân hàng như giấy tờ nhà, giấy tờ đất, giấy tờ do ngân hàng phát hành, phương tiện giao thông, sổ tiết kiệm, bất động sản có sổ đỏ, hợp đồng bảo hiểm, cơ sở sản xuất kinh doanh… Nếu khách hàng vay có tài sản đảm bảo nhưng không đủ khả năng trả nợ đã vay theo hợp đồng thì ngân hàng sẽ xử lý nợ dựa trên số tài sản thế chấp đó.

Nợ quá hạn không có tài sản đảm bảo: Hay còn được biết đến là vay tiêu dùng. Trường hợp này, ngân hàng sẽ cho người vay vay dựa trên uy tín, mức thu nhập, lịch sử tín dụng…

Phân loại nợ của pháp luật hiện hành

Nợ quá hạn được chia thành 5 nhóm:

Nợ quá hạn đủ tiêu chuẩn: Là khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày, ngân hàng đánh giá có khả năng thu hồi vốn và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại.

Nợ quá hạn cần chú ý: Là khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày.

Nợ quá hạn dưới tiêu chuẩn: Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày

Nợ quá hạn nghi ngờ: Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày

Nợ quá hạn có khả năng mất vốn: Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày

Mục đích của việc phân loại nợ quá hạn đó là để các tổ chức tín dụng rà soát, đánh giá và sắp xếp các khoản nợ vào các loại phù hợp để từ đó có quy trình xử lý phù hợp, đảm bảo quyền lợi. Người đi vay cũng cần nắm cách thức phân loại nợ quá hạn để biết được những rủi ro, trách nhiệm của mình trong trường hợp không trả được khoản vay từ ngân hàng.

Các quy định về nợ quá hạn ở các ngân hàng Việt Nam

Quay trở lại vấn đề được người đi vay rất quan tâm đó là nợ quá hạn có làm sao không và các quy định về nợ quá hạn ở các ngân hàng Việt Nam như thế nào?

Theo Điều 13, thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định:

Khi đến hạn thanh toán mà khách hàng không trả, trả không đầy đủ nợ gốc, lãi tiền vay theo thỏa thuận thì khách phải trả lãi tiền vay theo quy định như sau:

  • Lãi trên nợ gốc theo lãi suất cho vay đã thỏa thuận, tương ứng thời hạn vay mà đến hạn chưa trả
  • Trả lãi chậm theo mức lãi suất do tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận, không vượt quá 10%/năm, tính trên số dư lãi chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả
  • Trường hợp khoản nợ vay bị chuyển nợ quá hạn, khách hàng phải trả lãi trên dư nợ gốc bị quá hạn, tương ứng thời gian chậm trả. Lãi suất cho trường hợp này không vượt quá 150% lãi suất cho vay trong hạn tại thời điểm chuyển nợ quá hạn.
Các quy định về nợ quá hạn ở các ngân hàng Việt Nam
Các quy định về nợ quá hạn

Nợ quá hạn không thanh toán, tài sản thế chấp được xử lý dựa theo Điều 303 Bộ luật Dân sự 2015:

  • Bán đấu giá tài sản
  • Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản
  • Bên nhận bảo đậm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ bên bảo đảm
  • Phương thức khác, không có thỏa thuận về các phương thức trên thì tài sản thế chấp được bán đấu giá

>> Lãi suất vay đáo hạn tại các ngân hàng Việt Nam

Quy trình xử lý nợ quá hạn của ngân hàng

Quy trình xử lý nợ đáo hạn là quy trình nghiệp vụ của mỗi ngân hàng, quy định pháp luật không có điều chỉnh.

Tuy nhiên, quy trình xử lý nợ quá hạn của các ngân hàng đều sẽ được dựa trên 2 cơ sở pháp lý đó là:

  • Quy định chung của ngân hàng nhà nước về xử lý nợ quá hạn
  • Quy định riêng tại điều lệ, thỏa thuận cho vay, hợp đồng đảm bảo tiền vay của từng ngân hàng.

Các bước trong quy trình xử lý nợ quá hạn của ngân hàng thường gốm:

Bước 1: Thông báo cho khách hàng về nợ quá hạn

Sau khi kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, trả nợ của khách hàng, ngân hàng cần thông báo để khách nắm bắt thông tin nếu có nợ quá hạn. Trong đó, nội dung cần có đó là số dư nợ gốc bị quá hạn; thời điểm chuyển nợ quá hạn; lãi suất áp dụng đối với dư nợ gốc bị quá hạn, lãi chậm trả.

Bước 2: Cơ cấu thời hạn trả nợ

Sau khi không báo về vấn đề nợ quá hạn của khách hàng và tiếp nhận lý do không đủ khả năng trợ nợ đúng hạn thì ngân hàng sẽ tiến hành cơ cấu lại thời hạn trả nợ dựa trên cơ sở khả năng tài chính của mình cũng như kết quả của việc đánh giá khả năng trả nợ của khách. Cụ thể:

  • Khách hàng không có khả năng trả nợ đúng kỳ hạn nợ gốc: Được xem xét, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc
  • Khách hàng không có khả năng trả hết nợ gốc đúng thời hạn: Xem xét cho gia hạn nợ theo thời hạn phù hợp với nguồn trả nợ của khách hàng.
Các quy định về nợ quá hạn ở các ngân hàng Việt Nam
Quy trình xử lý nợ quá hạn của các ngân hàng

Bước 3: Xử lý tài sản bảo đảm

Ngân hàng có quyền xử lý tài sản bảo đảm vốn vay theo sự thỏa thuận trong hợp đồng để thu hồi nợ theo quy định pháp luật.

Bước 4: Khởi kiện, tố cáo hành vi vi phạm trước pháp luật

Khách hàng cố tình có hành vi trốn tránh nghĩa vụ trả nợ, ngân hàng gặp vướng mắc hay khó khăn trong xử lý tài sản bảo đảm bên vay, các vi phạm khác trốn tránh việc trả số nợ quá hạn thì ngân hàng sẽ khởi kiện, tố cáo ra trước pháp luật.

Nhận Việc – Đơn vị cung cấp giải pháp tránh nợ quá hạn, nợ xấu

Nợ quá hạn là điều mà người đi vay trên tránh rơi vào. Bởi, khi nợ quá hạn và bị xếp vào nhóm nợ xấu, sẽ kéo theo lãi suất cao hơn, khoản nợ ngày một cao và gặp nhiều khó khăn hơn khi muốn vay vốn nơi khác. Vì thế, cần có cho mình kế hoạch vay vốn, sử dụng hợp lý để tránh rơi vào tình trạng nợ quá hạn.

Một giải pháp được đưa ra khi đã đến hạn thanh toán khoản vay đó chính là Dịch vụ đáo hạn ngân hàng uy tín, nhanh chóng do Nhận Việc cung cấp. Sử dụng dịch vụ này, khách hàng sẽ có thể trả nợ đúng hạn với ngân hàng, không bị chuyển nợ xấu và có thêm chi phí duy trì hoạt động kinh doanh.

Các quy định về nợ quá hạn ở các ngân hàng Việt Nam
Nhận Việc – đơn vị cung cấp dịch vụ đáo hạn ngân hàng uy tín, đáng tin cậy

Nhận Việc với kinh nghiệm lâu năm cùng với sự uy tín, trách nhiệm của mình đã đem đến giải pháp đáo hạn ngân hàng tốt nhất, phù hợp nhất cho khách hàng. Khách hàng khi có nhu cầu sẽ được tư vấn, xem xét hồ sơ và đưa ra phương án tối ưu, có lợi nhất cho khách hàng.

Đặc biệt, Nhận Việc nói không với nguồn vốn liên quan tín dụng đen hay các hình thức làm ăn phi pháp, trái quy định pháp luật.

Để trao đổi với Nhận Việc khách hàng có thể trực tiếp liên hệ qua các hình thức sau:

  • Gọi điện đặt việc qua tổng đài: 0985997187 hoặc 0906742584 – Mr Toàn để được tư vấn chuyên sâu về dịch vụ tại Nhận Việc.
  • Chat trực tiếp với nhân viên sale của Nhận Việc trên website.
  • Chat qua zalo của Nhận Việc.
  • Liên hệ đặt lịch trực tiếp qua Facebook.

Trên đây là toàn bộ các thông tin xoay quanh quy định nợ quá hạn ở các ngân hàng Việt Nam. Hy vọng rằng đã giúp bạn hiểu hơn về khái niệm nợ quá hạn cũng như biết cách tránh để rơi vào tình trạng này.

Leave a Comment

Call Now Button